Di sản Dự_án_thử_nghiệm_Apollo–Soyuz

Kỹ thuật

Tranh vẽ Apollo–Soyuz.

Một bản nâng cấp (nhưng không tương thích về mặt cơ học) của APAS-89 đã được phóng lên như một phần của mô-đun Kristall trên Trạm vũ trụ Hòa Bình của Liên Xô. Ban đầu nó được dự định làm cổng ghép nối cho tàu con thoi Buran (không còn tồn tại), nhưng sau đó lại tiếp tục được sử dụng cho sứ mệnh ghép nối tiếp theo của Nga-Mỹ vào 20 năm sau là STS-71 như một phần của chương trình Shuttle–Mir.[31]

Tàu con thoi của Mỹ tiếp tục sử dụng phần cứng ghép nối APAS-89 tương tự trong suốt chương trình tàu con thoi để ghép nối với Trạm Hòa Bình và sau này là Trạm Không gian Quốc tế (ISS),[32][33] trong đó ISS là ghép nối thông qua các Pressurized Mating Adapter (PMA).

Các PMA hiện nay đều được trang bị adapter APAS-95,[34] khác với các adapter APAS-89 ở chỗ chúng không còn lưỡng tính; mặc dù tương thích với docking collar APAS-89, nhưng chúng không có khả năng đóng vai trò là đối tác "chủ động" trong việc ghép nối.

PMA đầu tiên là PMA-1 vẫn được sử dụng như một giao diện để kết nối mô-đun Zarya của NASA do Nga chế tạo với phân đoạn ISS của Hoa Kỳ (USOS),[34][35] và do đó APAS vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay.

Chính trị

Apollo–Soyuz là sứ mệnh không gian chung đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô. Vào thời điểm đó, người ta cho rằng không gian vũ trụ sẽ trở nên quốc tế hơn hoặc mang tính cạnh tranh hơn, nhưng cả hai đều xảy ra. Nhiệm vụ đã trở thành một biểu tượng cho mục tiêu hợp tác khoa học của mỗi quốc gia, trong khi đó các cơ quan truyền thông của họ lại hạ thấp năng lực kỹ thuật của đối phương. Báo chí Liên Xô ngụ ý rằng họ đang dẫn đầu Hoa Kỳ trong lĩnh vực du hành vũ trụ, gắn nước này với hệ tư tưởng chủ nghĩa Marx–Lenin, trong khi Hoa Kỳ đưa tin rằng Soyuz vẫn còn thô sơ về mặt kỹ thuật.[36] Hợp tác không gian cấp cao đã suy giảm sau thành công của sứ mệnh và bị vướng vào các liên kết chính trị, nhưng nó đã đặt ra tiền lệ cho việc hợp tác giữa hai nước trong chương trình Shuttle-Mir.[37][38]

Văn hóa

Tiểu hành tinh 2228 Soyuz-Apollo, do nhà thiên văn học người Liên Xô Nikolai Chernykh phát hiện vào năm 1977, được đặt theo tên của sứ mệnh.[39]

Để kỷ niệm Apollo–Soyuz, nhân viên pha chế rượu nổi tiếng người Anh/Ireland Joe Gilmore tại American Bar ở khách sạn Savoy đã sáng tạo ra cocktail 'Link-Up'. Khi các phi hành gia được thông báo rằng ly cocktail đang được chở tới từ London để thưởng thức khi họ trở về, họ nói: "Hãy nhắn Joe rằng chúng tôi muốn nó ở trên đây".[40]

Khoa học

Tàu Apollo đã mang theo kính viễn vọng SAG được thiết kế để quan sát trong dải tia siêu cực tím (EUV).[41] Qua nhiều quỹ đạo quan sát, thiết bị đã phát hiện ra hai nguồn tia EUV: HZ 43 và Feige 24, cả hai đều là các sao lùn trắng.[41][42] Các ngôi sao khác được quan sát gồm có Cận Tinh (một sao lùn đỏ), SS Cygni (một sao đôi), và Thiên Lang (cũng là một sao đôi). Nguồn tia EUV thứ ba được phát hiện có khả năng tồn tại và đến từ một thiên thể chưa xác định nằm trong chòm sao Khổng Tước.[42] Ngôi sao HD 192273 ban đầu được đề xuất là ứng cử viên cho quan sát ấy, nhưng sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà thiên văn học kết luận rằng khoảng cách và lớp quang phổ của nó khiến khả năng này khó xảy ra.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dự_án_thử_nghiệm_Apollo–Soyuz https://www.mannedspaceops.org/missions/apollo-soy... https://history.state.gov/milestones/1953-1960/khr... https://web.archive.org/web/20200801185734/https:/... https://web.archive.org/web/20110524064713/https:/... https://web.archive.org/web/20211130095845/https:/... https://web.archive.org/web/20151002135431/http://... https://web.archive.org/web/20070823124845/https:/... https://web.archive.org/web/20090725172011/http://... https://web.archive.org/web/20210225184511/http://... https://web.archive.org/web/20110123000956/http://...